Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ - tháng thứ ba
Tháng thứ 3 đánh dấu những cột mốc đáng nhớ của “bé cưng”, phôi thai c.... read more
Trong tháng thứ 2, con yêu vẫn không ngừng biến đổi, não bộ, tay, chân, vòm miệng,… tiếp tục hình thành và phát triển nhanh chóng.
• Ở tuần thứ 5, con có độ dài khoảng 6mm, bé xíu bằng ngón tay út của mẹ nhưng khuôn mặt, tai, mắt, mũi cũng như chồi tay, chân của con đã hình. Những nhịp tim đầu tiên có tốc độ nhanh gấp đôi so với mẹ: khoảng 100-160 nhịp/ phút.
• Ở tuần thứ 6, con vẫn là một phôi thai với cái đuôi nhỏ xíu. Kích thước con bằng một quả việt quất, chiều dài khoảng 1,2cm.
• Ở tuần thứ 7, bé con sẽ có kích cỡ bằng khoảng 1 hạt đậu tây, bộ phận sinh dục đã hình thành nhưng chưa đủ để phân biệt được giới tính.
• Trong tuần thứ 8, thai nhi dài khoảng 4cm với kích cỡ tương đương một quả nho, cái đuôi nhỏ của con đã biến mất và tim chia thành 4 ngăn. Các bộ phận cơ thể chính thức hoàn thành việc cấu tạo sinh lý.
Những thay đổi ở mẹ trong tháng thứ 2 này đã dần trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn khá giống với tháng đầu tiên, mẹ có thể cảm thấy:
• Mệt mỏi, ngực đau, ốm nghén, nhạy cảm với mùi vị
• Cuối tháng thứ 2, mẹ có thể thấy bụng mình lớn hơn một chút, hay bị chóng mặt, chảy máu cam, giãn tĩnh mạch hoặc đi tiểu thường xuyên hơn.
Điều cần làm lúc này là mẹ vẫn nên tận hưởng hành trình mang thai của mình bằng cách:
• Giữ tâm lý thoải mái, tránh xa căng thẳng mệt mỏi.
• Ăn uống điều độ, thiết lập chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, duy trì luyện tập với những động tác nhẹ nhàng, tích cực làm những điều mình thích như đọc sách, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè, người thân,…
Dinh dưỡng trong tháng thứ 2 là vấn đề rất quan trọng sẽ quyết định nhiều đến sự phát triển của con. Để đảm bảo cho bản thân và thai nhi luôn đủ chất, mẹ hãy tìm kiếm và bổ sung cho cả hai một “nguồn dinh dưỡng kép”, đừng chỉ tập trung cho con mà bỏ quên mình vì chỉ khi mẹ khỏe mạnh thì con mới có thể phát triển nhanh chóng.
Trong tháng thứ 2, thai nhi bắt đầu cần được đảm bảo các vấn đề về hệ thần kinh, vì thế, bổ sung dinh dưỡng hơp lý đặc biệt chú trọng axit folic để ngừa dị tật ống thần kinh là vô cùng cần thiết.
Dinh dưỡng cho mẹ:
• Bổ sung thêm một loại sữa bầu giàu khoáng chất và vitamin
• Bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt vì giai đoạn này mẹ cần tăng nguồn cung cấp máu để hỗ trợ thai nhi phát triển
• Mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi để tránh tình trạng em bé lấy canxi từ cơ thể mẹ khiến mẹ dễ bị loãng xương
• Mẹ không nên ăn những thực phẩm tái sống, sữa chưa tiệt trùng vì chúng có chứa vi khuẩn salmonella rất nguy hiểm
• Tránh xa pho mát mềm vì chúng có chứa vi khuẩn E. coli
• Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn,…
• Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
Dinh dưỡng cho bé:
• Thai nhi cần mẹ bổ sung thêm khoảng 75-100gr protein/ngày để có thể phát triển cơ bắp và đảm bảo nguồn cung cấp máu
• Thai nhi cần mẹ bổ sung thêm khoảng 400 – 600 mcg axit folic/ngày để bảo vệ con khỏi các nguy cơ dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật ống thần kinh.
• Những thực phẩm giàu vitamin D, B12 để tăng cường khả năng hấp thu canxi và tăng cường tạo máu cho hệ thần kinh.